MỚI: GẠO LỨC SẠCH GẠO SẠCH BẮC HƯƠNG
Hồi đế quốc Nhật bắt dân nhổ lúa trồng đay, dưới mũi lê, mũi súng của quân thù nông dân Hải Hậu vẫn lén cấy tám xoan, giữ lại giống lúa quý của tiên tổ. Hồi cả nước chạy theo cơn sốt năng suất để dẹp đi những cái bụng lép suốt ngày ùng ục sôi vì bo bo, mì hạt, nông dân Hải Hậu vẫn không bỏ giống lúa đặc sản nhưng năng suất được xếp vào hạng bét nhất: tám xoan của mình.
Những năm 70, 80 của thế kỷ trước, tám xoan phủ đều 35 xã thị trấn, chiếm đến phân nửa diện tích lúa. Đông về, heo may rét đài, rét ngọt cả Hải Hậu vương vấn trong mùi thơm của chim ngói, gạo tám.
Trái ngược với sự ảm đạm, thậm chí là tuột dốc trong tháng 5, tháng 6, trong những ngày qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên khá nhiều, nhất là gạo thơm và gạo chất lượng cao.
Hồi cuối tháng 6, giá các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm xuống tới mức đáng buồn: gạo 5% tấm chỉ còn khoảng 360-370 USD/tấn, gạo 25% tấm 335-345 USD/tấn… Chưa cần so với giá gạo Thái Lan, chỉ cần so với giá gạo cùng loại của Ấn Độ và Pakistan, đã thấy một khoảng cách xa vời vợi của gạo ta với gạo các nước này: ngày 29/6, gạo 5% tấm Việt Nam kém gạo cùng loại của Ấn Độ 75 USD/tấn và gạo Pakistan tới 110 USD/tấn (xin nhắc lại rằng cái sự chênh lệch về giá lớn đến như thế này, trước đây chỉ dùng để so sánh với gạo cùng loại của Thái Lan); gạo 25% tấm Việt Nam thua gạo cùng loại của Ấn Độ và Pakistan lần lượt là 60 và 80 USD/tấn. Ngay chính Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã phải thừa nhận rằng “Giá gạo Việt Nam đã tách khỏi mặt bằng giá gạo thế giới và trở thành nguồn cung cấp rẻ nhất”.
Vụ ĐX 2013, Hải Dương là một trong những tỉnh tiêu biểu vùng ĐBSH được mùa. Trên quan điểm của ông Nguyễn Hữu Dương, GĐ Sở NN-PTNT Hải Dương cũng như thực tế các địa phương, chúng tôi xin nêu một số bài học kinh nghiệm ở tỉnh này.