MỚI: GẠO LỨC SẠCH GẠO SẠCH BẮC HƯƠNG
Để nấu cháo cho bé, ta cần chọn loại gạo ngon, gạo sạch, thơm và tươi, sau đó để nguyên hoặc xay nhuyễn. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi cần chọn gạo và trộn, xay cho bé.
|
Tinh bột cung cấp khoảng 50 - 55% năng lượng cho mọi hoạt động hằng ngày của mỗi chúng ta. Với trẻ đang ăn dặm, tỷ lệ này có thể cao hơn. Nếu người mẹ không chú ý chọn đúng loại gạo sạch để cho trẻ ăn dặm thì vô tình có thể làm hại trẻ.
Trên thị trường, chúng ta thường gặp các loại gạo sau:
- Gạo thơm, trắng phau ngoài chợ.
- Gạo quê giản dị, vẫn còn lớp cám mỏng.
- Gạo siêu thị được bao gói đẹp mắt.
Thị trường gạo rất đa dạng với nhiều loại gạo khác nhau
Vậy loại gạo nào an toàn, đảm bảo?
- Gạo được đóng gói cẩn thận: Vì gạo có nhiều dưỡng chất nên rất dễ bị mốc, mối mọt. Vì vậy, chúng ta nên chọn gạo được đóng gói kỹ, được hút chân không càng tốt vì gạo hút chân không sẽ không cần sử dụng hóa chất bảo quản mà vẫn giữ được độ sạch, tươi mới.
- Không chọn gạo quá trắng, quá thơm: Mỗi loại gạo đều có màu trắng và hương thơm đặc trưng. Các bà mẹ chú ý không nên mua gạo quá trắng, quá thơm so với tự nhiên vì có thể chúng đã được xử lý qua chất tẩy trắng, hương liệu,...
- Mua gạo với lượng phù hợp: Khi nấu cháo hoặc xay bột cho trẻ, người mẹ thường trộn lẫn nhiều loại gạo khác nhau như gạo nếp, gạo tẻ, gạo lứt,... Các bà mẹ chỉ nên mua gạo được đóng túi khoảng 1kg để sử dụng cho trẻ trong một thời gian ngắn. Chúng ta tránh mua gạo với số lượng lớn vì nếu để lâu không sử dụng hết, gạo sẽ bị giảm chất lượng.
- Chú ý tới hàm lượng dinh dưỡng của gạo: Việc này giúp người mẹ tính toán được chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.
- Chọn gạo có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất và phân phối bởi các đơn vị uy tín.
Dù cho bé ăn dặm theo phương pháp nào (ăn dặm chỉ huy, ăn dặm kiểu Nhật hoặc ăn dặm truyền thống) thì gạo vẫn là thành phần không thể thiếu trong thực đơn của trẻ.
Mỗi loại gạo có một đặc điểm riêng. Người mẹ có thể tham khảo, kết hợp chúng với nhau theo tỷ lệ phù hợp. Cụ thể:
Có thể kết hợp các loại gạo để xay nấu cháo cho bé
- Gạo tẻ: Chứa nhiều tinh bột, là thành phần chủ yếu trong món cháo, bột của bé.
- Gạo nếp: Giàu gluxit, cung cấp năng lượng cho bé. Gạo nếp có tính kết dính cao nên các bà mẹ thường dùng để tạo độ sánh, mịn cho cháo, bột của bé.
- Gạo lứt: Lớp vỏ cám của gạo lứt giàu vitamin B1 nên có thể thêm vào thực đơn ăn dặm của trẻ. Tuy nhiên, gạo lứt khô, cứng nên các bà mẹ nên xay thành bột để cho bé dễ ăn.
Để tiết kiệm thời gian, công sức chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé, các mẹ có thể xay 1 lượng bột lớn trong 1 lần để trẻ ăn được 15 - 30 ngày. Các gia đình nên trang bị 1 máy xay hạt khô, 1 máy xay nguyên liệu ướt. Khi xay nguyên liệu, người mẹ cần chú ý tới độ thô - mịn của bột cho phù hợp với từng giai đoạn ăn dặm của trẻ.
Để bảo quản bột gạo, chúng ta có thể lựa chọn một trong các cách sau:
- Bảo quản bột gạo trong hộp thủy tinh kín khí, để ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
- Bảo quản bột gạo trong túi hút chân không.
- Bảo quản bột gạo trong ngăn đá của tủ lạnh.
Cả 3 cách này đều có thể bảo quản bột gạo trong khoảng 3 - 5 tháng tùy hàm lượng cám có trong gạo. Gạo có hàm lượng cám càng cao thì thời gian bảo quản càng ngắn so với gạo trắng.
Để bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện, các bậc phụ huynh hãy ghi nhớ, làm theo những lời khuyên trong việc lựa chọn, xay và bảo quản gạo ăn dặm cho bé như thông tin trên đây. Chúc bé luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.
Theo dự báo của nhiều doanh nghiệp, dự kiến giá gạo xuất khẩu sẽ ổn định tới hết năm 2020. Điều này là do tình hình thế giới có nhiều bất ổn đi kèm với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Tuyển tập bài viết hay nên đọc: Những kinh nghiệm buôn bán gạo cần có, Kinh nghiệm mở đại lý gạo, Các yếu tố ảnh hưởng tới giá gạo.
Thời gian vừa qua, ngành xuất khẩu nước ta đã ghi nhận kỷ lục mới của giá gạo.
Theo thông tin từ các công ty xuất khẩu lúa gạo, hiện giá giao dịch gạo 5% tấm xuất khẩu của nước ta theo hợp đồng của Chính phủ đang ở mức 460 USD/tấn. Còn giá giao dịch đối với gạo chất lượng cao là khoảng 500 - 510 USD/tấn. Đây là mức giá được nhận định là tốt nhất trong khoảng 8 năm trở lại đây.
Giá gạo xuất khẩu nhảy vọt ấn tượng
Cụ thể, so sánh với những năm trước có thể thấy giá gạo xuất khẩu đã có bước tăng trưởng ngoạn mục. Giai đoạn năm 2012 - 2013, gạo xuất khẩu dao động trong khoảng giá 446,86 USD/tấn. Sang năm 2018, giá gạo Việt Nam xuất khẩu ở quanh mức 380-502 USD/tấn. Đến năm 2019, giá gạo xuất khẩu cũng chỉ dao động trong khoảng 376-420 USD/tấn.
Theo các chuyên gia, giá gạo Việt Nam xuất khẩu tăng là do diễn biến cung - cầu của thị trường. Cụ thể, thị trường có đầu ra nên doanh nghiệp Việt đã đàm phán, ký được mức giá tốt hơn. Từ đó, giá thu mua gạo cũng tăng lên, mang lại nguồn thu tốt hơn cho người dân.
Tại nhiều công ty xuất khẩu gạo, giá xuất khẩu các sản phẩm gạo thơm, gạo chất lượng cao dao động trong mức 500 - 800 USD/tấn tùy loại (mức giá này tăng bình quân khoảng 30% so với giá năm 2019). Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục đàm phán hợp đồng mới với mức giá rất khả quan và không có nhiều biến động.
Giá gạo xuất khẩu được dự đoán sẽ ổn định cho tới cuối năm 2020
Cũng theo ý kiến của các chuyên gia, sở dĩ giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 5/2020 tăng lên mức cao nhất trong vòng 8 năm qua là do nhiều quốc gia như Trung Quốc, Philippines và các nước khu vực Tây Phi đang tăng cường nhập khẩu lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực, đặc biệt là trong bối cảnh hậu dịch bệnh khiến nhu cầu gạo tăng cao.
Các chuyên gia cũng dự kiến hoạt động xuất khẩu gạo trong 6 tháng còn lại của năm 2020 vẫn rất tốt do nguồn cầu vẫn tăng (Malaysia và Indonesia đều tăng lượng gạo nhập khẩu, Philippines cần nhập tới 300.000 tấn gạo,...).
Dù giá gạo xuất khẩu đang ở mức cao nhưng theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp thì hiện vựa lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long đang chuẩn bị rộ mùa hè thu. Điều này có thể khiến giá lúa gạo sụt giảm nhẹ trong thời gian tới. Bên cạnh đó, do vụ hè thu năm nay gặp hạn mặn nên sản lượng gạo có thể không tăng hoặc giảm nhẹ, chất lượng gạo cũng không bằng vụ đông xuân nên giá bán có thể không tốt bằng.
Do vậy, để tiếp tục giữ vị thế xuất khẩu gạo và có mức giá xuất khẩu tốt như hiện nay thì doanh nghiệp cần có sự đầu tư dài hạn cho việc xây dựng thương hiệu, cánh đồng liên kết để có chất lượng gạo tốt theo yêu cầu của khách hàng. Về cơ chế, hiện các bộ, ban, ngành đều đang phối hợp tốt. Đặc biệt, gần đây Hiệp định EVFTA được thông qua, Bộ Công thương cũng đang xúc tiến đàm phán với Liên minh Châu Âu để sớm đưa vào thực thi. Đây là những tín hiệu tốt cho gạo Việt xuất khẩu.
Để giữ được lượng gạo xuất khẩu cao và giá xuất khẩu cao, cần có sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể, Bộ công thương sẽ theo dõi chặt tình hình cung - cầu gạo trong nước và quốc tế, đồng thời đưa ra dự báo động thái của các nước xuất - nhập khẩu gạo lớn trên thế giới. Còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì theo dõi diễn tiến dịch bệnh - thiên tai nhằm kịp thời ứng phó và có phương án điều hành phù hợp trong tình hình mới.
Để xuất khẩu gạo tăng trưởng bền vững, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người nông dân và doanh nghiệp thì cần có sự điều hành hiệu quả. Đồng thời, các doanh nghiệp phải kết hợp cả việc chú trọng thị trường xuất khẩu lẫn xây dựng các kênh tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Buôn bán gạo online hay truyền thống là câu hỏi khá nhiều bạn thắc mắc khi muốn làm đại lý gạo Fas Việt Nam cũng như các bạn đang có ý định kinh doanh gạo.
Tuyển tập bài viết hay nên đọc:
|
Chuyện sẽ rất bình thường khi bạn thấy một cửa hàng gạo bán buôn gạo hay bán lẻ gạo theo cách truyền thông, tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của internet, các công nghệ số, và thời đại 4.0 dẫn tới gạo cũng được mang lên các trang chợ ảo, gian hàng thương mại điện tử để kinh doanh. Do do hôm nay tôi cùng các bạn hướng tới chủ đề đó chính là kinh doanh gạo online hay offline, Những kinh nghiệm buôn bán gạo online cần có, qua đó giải đáp cho các bạn có nên kinh doanh gạo online hay không?
ảnh minh họa cửa hàng bán gạo
Bán gạo online hay bán offline cũng là bán hàng, hai phương thức có những đặc điểm và lợi thế riêng.
Vậy đó nếu như bạn không có 1 vị trí cửa hàng đủ đẹp, tập khách hàng đủ lớn thì chiến lược ưu tiên phải là bán online rồi do đó tập chung chủ đạo về bán online. Nhưng ngược lại thì không hẳn đã đúng, nhiều khách hàng rồi đâu có nghĩa là mình không thể tìm thêm khách hàng phải không nào.
Ngoài ra như đã nói ở trước, bán hàng online đã và đang là xu hướng thịnh hành của mọi mặt hàng không ngoại trừ bán buôn gạo, do đó nên tận dụng cả hai hình thức bán hàng là phương pháp tối ưu nhất cho bạn. Nếu bạn còn băn khoăn về chi phí bán gạo online thì cùng đọc tiếp để hiểu rõ nhé.
Trước khi trả lời bạn nên tham khảo lại bài viết kinh nghiệm mở đại lý gạo để biết thêm tổng chi phí để mở một đại lý gạo cho cửa hàng bao nhiêu. Giờ tôi bắt đầu tìm hiểu các khoản phí nếu mở online sẽ bao gồm những gì?
Với các kênh kinh doanh trên nền tảng online thu hút hiện tại đa phần gồm: Web, Mảng xã hội cụ thể là Facebook, Các trang thương mại điện tử: Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, Vatgia.
Tùy hạn mức đầu tư mà chúng ta sẽ làm từ kênh nào, lời khuyên chân thành của tôi cho các bạn mới bắt đầu là ưu tiên với facebook và các trang thương mại điện tử vì đa phần nó không mất phí.
Có ba hình thức bán gạo chủ yếu trên facebook là bán gạo trên trang cá nhân, bán gạo bằng fanpage và bán gạo bằng group bạn đọc tiếp để theo dõi chi tiết:
Bán gạo trên trang facebook cá nhân hay còn gọi là profile cá nhân của bạn. Bạn hoàn toàn có thể bán gạo trên chính Profile cá nhân của mình. Đây là kênh bán hàng hiệu quả cao và bền nhất.
Tất nhiên hoàn toàn miễn phí bạn có thể tự làm, một kênh bán hàng bền vững và hiệu quả cao do sự tương tác cao, chủ động và dễ thuyết phục khách hàng.
4 Mẹo nhỏ khi bán hàng trên trang cá nhân
Lỗi rất cơ bản mà tôi thường gặp đó là các bạn post quá nhiều thông tin về sản phẩm dẫn tới khách hàng khó chịu và tất nhiên là khách hàng một ngày nào đó sẽ rời bỏ bạn.
Lời khuyên cho các bạn tổ chức bài theo cấu trúc:
Fanpage là kênh bán hàng phổ biến và thông dụng nhất hiện tại, tuy nhiên sức tương tác của fanpage hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng của nội dung bạn đưa ra, ngoài ra mức độ ưu tiên của fanpage là quảng cáo để facebook kiếm tiền từ bạn do đó sức hiển thị tới khách hàng không nhiều như trang cá nhân
Thế nên nếu bạn chỉ tính làm miễn phí thì tôi khuyên bạn nên thật sự tập chung vào nội dung và hình ảnh của fanpage. Các yếu tố khác như sự đánh giá, sự phản hồi thông tin cũng cần phải đẩy mạnh.
Ưu điểm của bán gạo trên fanpage là có thể tiếp cận lượng khách hàng lớn luôn và ngay mà do có thể quảng cáo được,
Một cách khá tốt để bán hàng do chi phí bằng không hoặc tương đối thấp, tại sao vậy? Vì không phải group nào cũng cho bạn bán hàng, và không phải group nào cũng miễn phí.
Việc bạn cần làm là tìm kiếm thật nhiều group có sự tương tác tốt liên quan tới những khách hàng tiềm năng, còn lại là đăng sản phẩm và bán. Cách này là cách dễ nhất để triển khai.
Ưu điểm là: hoàn toàn miễn phí, không giới hạn phạm vi
Điều giới hạn duy nhất là khả năng thu hút khách hàng tới sản phẩm của bạn. Thật khó để nói hết chỉ trong một chủ đề ngắn tôi xin phép bàn sâu hơn về chủ đề về kinh nghiệm bán gạo trên trang 7 thương mại điện tử như nào ở một bài sau.
Website là một kênh bán hàng rất thông dụng ở thời điểm này. do đó đầu tư một website cũng là một điều nên làm, mức chi phí thì tùy thuộc với một website tầm trung sẽ có giá từ 2-10 triệu tùy đơn vị.
Khi có website thì điều cần làm là cập nhật thông tin và quảng bá sản phẩm, còn tùy thuộc vào cách làm của bạn dẫn tới mức chi phí khác nhau.
Ngoài ra cũng có một nền tảng web có thể bán hàng là các trang diễn đàn, forum có thể mang lại khách hàng như: lamchame, eva, .... khá nhiều trang khác, hệ thống website này cách làm và chi phí tương đối giống group trên facebook mà bạn cũng nên nghiên cứu.
Trên đây là tổng hợp các thắc mắc liên quan tới buôn bán gạo online hay offline, hi vọng bài viết sẽ hữu ích với Anh/Chị.
Khi mua gạo, người dùng có thể nhận thấy giá lúa gạo thay đổi từng tuần, thậm chí từng ngày. Nguyên nhân vì mức giá của mặt hàng này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như:
Các loại gạo khác nhau sẽ có mức giá khác nhau, đó là do sự đa dạng của thị trường. Cụ thể, gạo nếp sẽ có giá bán khác với gạo tẻ, gạo của nước ta tự sản xuất sẽ có mức giá khác với gạo nhập khẩu từ các nước khác về. Riêng gạo trong nước cũng có rất nhiều loại khác nhau: Gạo Tám Hải Hậu, Bắc Hương, Séng Cù, nếp cẩm Điện Biên, nếp Tú Lệ Yên Bái,... Mỗi loại gạo sẽ có một mức giá riêng và người dùng cần xem xét kỹ trước khi mua để cân nhắc rõ ràng giữa cán cân nhu cầu và điều kiện tài chính.
Các loại gạo khác nhau sẽ có giá bán khác nhau
Đây cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định tới giá thành của sản phẩm gạo. Cụ thể, theo quan sát thị trường thì vào ngày mùa, khi mới thu hoạch xong gạo, giá gạo thường “mềm” hơn so với các thời điểm như dịp lễ, Tết. Đó là do nguồn cung của thị trường dồi dào sẽ ảnh hưởng tới mức giá gạo trong nước. Đặc biệt, có những thời điểm giá gạo tăng đột biến như khi có dịch bệnh, nhu cầu tích trữ lương thực của người dân tăng lên, kéo theo giá gạo tăng. Lúc này, cần có các biện pháp bình ổn giá của Nhà nước để lập lại trật tự thị trường gạo.
Nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi (hạn hát hoặc lũ lụt) hoặc có sâu bệnh nhiều,... thì sẽ làm giảm sản lượng lúa gạo. Nhu cầu tiêu thụ gạo tiếp tục tăng, nhưng sản lượng gạo không đáp ứng được thì việc giá gạo “nhỉnh” hơn so với thời điểm thời tiết thuận lợi là điều hiển nhiên. Do đó, giá bán lúa gạo cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này.
Giá gạo xuất khẩu luôn luôn được đặt ở mức cao hơn so với giá gạo trong nước. Nguyên nhân là vì gạo xuất khẩu phải chịu nhiều loại thuế (của nước ta và nước nhập khẩu) cùng với các loại chi phí vận chuyển, bến bãi, kho hàng,... Đây là tiêu chí quan trọng ảnh hưởng tới giá bán gạo.
Giá gạo xuất khẩu và giá gạo trong nước có sự chênh lệch rõ
Người dùng có bao giờ thắc mắc vì sao gạo giá sỉ thường rẻ hơn so với gạo bán lẻ? Nguyên nhân là bởi các công ty, đại lý bán gạo luôn áp dụng mức chiết khấu hấp dẫn cho những khách hàng mua gạo với số lượng nhiều, đạt đủ điều kiện giảm giá. Các đơn vị phân phối gạo áp dụng giá sỉ với mong muốn đẩy nhanh lượng tiêu thụ gạo, từ đó tăng doanh thu.
Để mua gạo với mức giá hợp lý, không chịu nhiều biến động thì lời khuyên cho người dùng là nên tìm đến những địa chỉ bán gạo uy tín, chất lượng. Các công ty chuyên sản xuất, phân phối gạo với lượng lớn luôn có nguồn cung dồi dào, không lo thiếu nguồn cung nên thường không xảy ra tình trạng “ép giá” khách hàng.
Bên cạnh đó, người dân nên hưởng ứng chương trình “Người Việt dùng hàng Việt”, ưu tiên mua gạo Việt Nam để xây dựng thương hiệu, giữ gìn uy tín cho hạt gạo Việt. Giá gạo Việt thường thấp hơn khá nhiều so với gạo nhập từ Thái, Ấn Độ nhưng chất lượng không hề thua kém. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra lựa chọn với chi phí thấp hơn mà vẫn đảm bảo được nhu cầu tiêu thụ gạo ngon, sạch của gia đình.
Đồng thời, việc bình ổn giá gạo cũng cần sự tham gia của Nhà nước. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần triển khai những chủ trương, kế hoạch giúp ổn định và củng cố thị trường, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp làm ăn có lãi, người dân được mua gạo với mức giá rẻ.
Có thể thấy, giá gạo chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể mua được gạo ngon và rẻ nếu chú ý nhiều hơn tới việc lựa chọn loại gạo, địa chỉ bán gạo uy tín.
Fas Việt Nam cập nhật bảng giá gạo mới nhất và liên tục giá các loại gạo: giá gạo trong nước, giá gạo xuất khẩu, giá lúa gạo, giá gạo tẻ, giá gạo lứt.... cùng gạo giá sỉ:
Tên mặt hàng | Ngày 2/7/2020 | Ngày 22/6/2020 | Thay đổi |
Lúa tươi | |||
- Lúa Jasmine | 5.500 - 5.800 | 5.800 – 6.000 | -200 |
- Lúa IR 50404 | 4.900 - 5.100 | 5.300 - 5.500 | -400 |
- Lúa OM 9577 | 5.050 | 5.400 - 5.450 | -400 |
- Lúa OM 9582 | 5.050 | 5.400 - 5.500 | -350 |
- Lúa Đài thơm 8 | 5.200 - 5.400 | 5.700 - 5.800 | -400 |
- Lúa OM 5451 | 5.500 - 5.700 | 5.500 - 5.700 | 0 |
- Lúa OM 7347 | 5.500 - 5.600 | 5.500 - 5.600 | 0 |
- Lúa OM 6976 | 5.600 - 5.700 | 5.600 - 5.800 | -100 |
- Lúa Nhật | 7.300 - 7.800 | 7.300 - 7.800 | 0 |
- Lúa Nàng Nhen (khô) | 10 | 10 | 0 |
- Lúa IR 50404 (khô) | 6.200 - 6.300 | 6.300 - 6.500 | -200 |
Lúa khô | |||
- Nếp ruột | 13.000 - 14.000 | 13.000 - 14.000 | 0 |
- Gạo thường | 10.500 - 11.500 | 10.500 - 11.500 | 0 |
- Gạo Nàng Nhen | 16 | 16 | 0 |
- Gạo thơm thái hạt dài | 18.000 - 19.000 | 18.000 - 19.000 | 0 |
- Gạo thơm Jasmine | 14.500 - 15.500 | 14.500 - 15.500 | 0 |
- Gạo Hương Lài | 19.2 | 19.2 | 0 |
- Gạo trắng thông dụng | 11.5 | 11.5 | 0 |
- Gạo Sóc thường | 14.5 | 14.5 | 0 |
- Gạo thơm Đài Loan trong | 21.2 | 21.2 | 0 |
- Gạo Nàng Hoa | 16.5 | 16.5 | 0 |
- Gạo Sóc Thái | 18.5 | 18.5 | 0 |
- Tấm thường | 11.5 | 11.5 | 0 |
- Tấm thơm | 12.5 | 12.5 | 0 |
- Tấm lài | 10.5 | 10.5 | 0 |
- Gạo Nhật | 22.5 | 22.5 | 0 |
- Cám | 6.000 - 6.200 | 6.000 - 6.200 | 0 |
ĐVT: đồng/kg |
|||
Stt |
Chủng loại |
Ngày 15/06/2020 |
Thay đổi |
1 |
Giá NL IR 504 |
8.000 - 8.050 |
50 |
2 |
Giá TP IR 504 |
9.700 |
0 |
3 |
Giá Tấm 1 IR 504 |
7.600 - 7.700 |
0 |
4 |
Giá Cám vàng |
5.100 - 5.200 |
0 |
5 |
Giá Gạo Nếp Sáp |
22 |
Giữ nguyên |
6 |
Giá Gạo Nếp Than |
32 |
-300 đồng |
7 |
Giá Gạo Nếp Bắc |
27 |
Giữ nguyên |
8 |
Giá Gạo Nếp Bắc Lứt |
34 |
Giữ nguyên |
9 |
Giá Gạo Nếp Lứt |
24.5 |
Giữ nguyên |
10 |
Giá Gạo Nếp Thơm |
30 |
Giữ nguyên |
11 |
Giá Gạo Nếp Ngồng |
22 |
-1000 đồng |
12 |
Giá Gạo Nở Mềm |
12 |
+1000 đồng |
13 |
Giá Gạo Bụi Sữa |
13 |
Giữ nguyên |
14 |
Giá Gạo Bụi Thơm Dẻo |
12 |
Giữ nguyên |
15 |
Giá Gạo Dẻo Thơm 64 |
12.5 |
Giữ nguyên |
16 |
Giá Gạo Dẻo Thơm |
15 |
Giữ nguyên |
17 |
Giá Gạo Hương Lài Sữa |
16 |
Giữ nguyên |
18 |
Giá Gạo Hàm Châu |
14 |
Giữ nguyên |
19 |
Giá Gạo Nàng Hương Chợ Đào |
19 |
+500 đồng |
20 |
Giá Gạo Nàng Thơm Chợ Đào |
17 |
Giữ nguyên |
21 |
Giá Gạo Thơm Mỹ |
13.5 |
Giữ nguyên |
22 |
Giá Gạo Thơm Thái |
14 |
Giữ nguyên |
23 |
Giá Gạo Thơm Nhật |
16 |
Giữ nguyên |
24 |
Giá Gạo Lứt Trắng |
24.2 |
Giữ nguyên |
25 |
Giá Gạo Lứt Đỏ (loại 1) |
25.5 |
Giữ nguyên |
26 |
Giá Gạo Lứt Đỏ (loại 2) |
44 |
Giữ nguyên |
27 |
Giá Gạo Đài Loan |
25 |
Giữ nguyên |
28 |
Giá Gạo Nhật |
29 |
Giữ nguyên |
29 |
Giá Gạo Tím |
38 |
Giữ nguyên |
30 |
Giá Gạo Huyết Rồng |
45 |
Giữ nguyên |
31 |
Giá Gạo Yến Phụng |
35 |
Giữ nguyên |
32 |
Giá Gạo Long Lân |
27 |
Giữ nguyên |
33 |
Giá Gạo Hoa Sữa |
18 |
Giữ nguyên |
34 |
Giá Gạo Hoa Mai |
20 |
Giữ nguyên |
35 |
Giá Tấm Thơm |
16 |
Giữ nguyên |
36 |
Giá Tấm Xoan |
17 |
Giữ nguyên |
37 |
Giá Gạo Thượng Hạng Yến Gạo |
22.2 |
Giữ nguyên |
38 |
Giá Gạo Đặc Sản Yến Gạo |
17 |
Giữ nguyên |
39 |
Giá Gạo Đài Loan Biển |
16 |
Giữ nguyên |
40 |
Giá Gạo Thơm Lài |
14.5 |
Giữ nguyên |
41 |
Giá Gạo Tài Nguyên Chợ Đào |
16 |
Giữ nguyên |
42 |
Giá Lúa loại 2 |
8.5 |
Giữ nguyên |
43 |
Giá Gạo Sơ Ri |
14 |
Giữ nguyên |
44 |
Giá Gạo 404 |
12.2 |
Giữ nguyên |
45 |
Giá Lài Miên |
14 |
Giữ nguyên |
46 |
Giá Gạo ST25 |
25 |
+500 đồng |
Trang thứ 5 của 10