MỚI: GẠO LỨC SẠCH GẠO SẠCH BẮC HƯƠNG
Để nấu cháo cho bé, ta cần chọn loại gạo ngon, gạo sạch, thơm và tươi, sau đó để nguyên hoặc xay nhuyễn. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi cần chọn gạo và trộn, xay cho bé.
|
Tinh bột cung cấp khoảng 50 - 55% năng lượng cho mọi hoạt động hằng ngày của mỗi chúng ta. Với trẻ đang ăn dặm, tỷ lệ này có thể cao hơn. Nếu người mẹ không chú ý chọn đúng loại gạo sạch để cho trẻ ăn dặm thì vô tình có thể làm hại trẻ.
Trên thị trường, chúng ta thường gặp các loại gạo sau:
- Gạo thơm, trắng phau ngoài chợ.
- Gạo quê giản dị, vẫn còn lớp cám mỏng.
- Gạo siêu thị được bao gói đẹp mắt.
Thị trường gạo rất đa dạng với nhiều loại gạo khác nhau
Vậy loại gạo nào an toàn, đảm bảo?
- Gạo được đóng gói cẩn thận: Vì gạo có nhiều dưỡng chất nên rất dễ bị mốc, mối mọt. Vì vậy, chúng ta nên chọn gạo được đóng gói kỹ, được hút chân không càng tốt vì gạo hút chân không sẽ không cần sử dụng hóa chất bảo quản mà vẫn giữ được độ sạch, tươi mới.
- Không chọn gạo quá trắng, quá thơm: Mỗi loại gạo đều có màu trắng và hương thơm đặc trưng. Các bà mẹ chú ý không nên mua gạo quá trắng, quá thơm so với tự nhiên vì có thể chúng đã được xử lý qua chất tẩy trắng, hương liệu,...
- Mua gạo với lượng phù hợp: Khi nấu cháo hoặc xay bột cho trẻ, người mẹ thường trộn lẫn nhiều loại gạo khác nhau như gạo nếp, gạo tẻ, gạo lứt,... Các bà mẹ chỉ nên mua gạo được đóng túi khoảng 1kg để sử dụng cho trẻ trong một thời gian ngắn. Chúng ta tránh mua gạo với số lượng lớn vì nếu để lâu không sử dụng hết, gạo sẽ bị giảm chất lượng.
- Chú ý tới hàm lượng dinh dưỡng của gạo: Việc này giúp người mẹ tính toán được chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.
- Chọn gạo có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất và phân phối bởi các đơn vị uy tín.
Dù cho bé ăn dặm theo phương pháp nào (ăn dặm chỉ huy, ăn dặm kiểu Nhật hoặc ăn dặm truyền thống) thì gạo vẫn là thành phần không thể thiếu trong thực đơn của trẻ.
Mỗi loại gạo có một đặc điểm riêng. Người mẹ có thể tham khảo, kết hợp chúng với nhau theo tỷ lệ phù hợp. Cụ thể:
Có thể kết hợp các loại gạo để xay nấu cháo cho bé
- Gạo tẻ: Chứa nhiều tinh bột, là thành phần chủ yếu trong món cháo, bột của bé.
- Gạo nếp: Giàu gluxit, cung cấp năng lượng cho bé. Gạo nếp có tính kết dính cao nên các bà mẹ thường dùng để tạo độ sánh, mịn cho cháo, bột của bé.
- Gạo lứt: Lớp vỏ cám của gạo lứt giàu vitamin B1 nên có thể thêm vào thực đơn ăn dặm của trẻ. Tuy nhiên, gạo lứt khô, cứng nên các bà mẹ nên xay thành bột để cho bé dễ ăn.
Để tiết kiệm thời gian, công sức chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé, các mẹ có thể xay 1 lượng bột lớn trong 1 lần để trẻ ăn được 15 - 30 ngày. Các gia đình nên trang bị 1 máy xay hạt khô, 1 máy xay nguyên liệu ướt. Khi xay nguyên liệu, người mẹ cần chú ý tới độ thô - mịn của bột cho phù hợp với từng giai đoạn ăn dặm của trẻ.
Để bảo quản bột gạo, chúng ta có thể lựa chọn một trong các cách sau:
- Bảo quản bột gạo trong hộp thủy tinh kín khí, để ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
- Bảo quản bột gạo trong túi hút chân không.
- Bảo quản bột gạo trong ngăn đá của tủ lạnh.
Cả 3 cách này đều có thể bảo quản bột gạo trong khoảng 3 - 5 tháng tùy hàm lượng cám có trong gạo. Gạo có hàm lượng cám càng cao thì thời gian bảo quản càng ngắn so với gạo trắng.
Để bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện, các bậc phụ huynh hãy ghi nhớ, làm theo những lời khuyên trong việc lựa chọn, xay và bảo quản gạo ăn dặm cho bé như thông tin trên đây. Chúc bé luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.