MỚI: GẠO LỨC SẠCH GẠO SẠCH BẮC HƯƠNG
Gạo nếp và gạo tẻ là 2 loại gạo thông dụng, được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, thực tế có khá nhiều người dùng không biết phân biệt gạo nếp gạo tẻ. Và nếu đang băn khoăn trước vấn đề này, người dùng có thể tham khảo thông tin hướng dẫn dưới đây.
|
Gạo nếp còn được gọi là gạo sáp, là loại gạo hạt ngắn, có độ kết dính cao, khi nấu có độ dẻo, thơm hấp dẫn. Gạo nếp được sản xuất từ cây lúa nếp. Loại cây này phổ biến ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Indonesia,... Ở Việt Nam, gạo nếp chủ yếu được dùng để nấu xôi, chè, làm bánh, nấu rượu,...
Gạo nếp ngắn, tròn, thường có màu trắng đục và có hàm lượng dưỡng chất cao
Thành phần dinh dưỡng của gạo nếp gồm nhiều loại vitamin và các dưỡng chất khác nhau. Đặc biệt, gạo nếp cẩm có thành phần dinh dưỡng vượt trội hơn với hàm lượng cao chất xơ, chất sắt, vitamin E và chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Còn theo Đông y, gạo nếp có tính nóng, vị ngọt, dễ tiêu hóa, mang lại cảm giác ấm bụng khi ăn.
Gạo tẻ là một loại lương thực rất quan trọng, không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày của các gia đình châu Á. Thông thường, gạo tẻ được dùng để nấu cơm, làm một số loại bánh. Với tính mát, vị ngọt, nó được dùng để nấu cháo, giúp giải cảm, ngăn ngừa mất nước, giảm cơn khát,...
Trong gạo tẻ có chứa các thành phần dinh dưỡng đa dạng, rất cần thiết với sức khỏe như tinh bột, protein, vitamin C, vitamin B1, sắt,... Không chỉ cung cấp năng lượng, gạo tẻ còn có hàm lượng cao các chất ngăn chặn được sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể.
Dưới đây là những tiêu chí quan trọng giúp chúng ta có cách phân biệt gạo nếp gạo tẻ:
- Gạo nếp: Có thể dạng hạt dài hoặc hạt ngắn, khá tròn trịa, có màu trắng sữa giống như sáp.
- Gạo tẻ: Có hạt dài, kích thước nhỏ hơn hạt gạo nếp và có màu trắng hơi trong.
Có thể dựa vào hình thái hạt gạo để phân biệt gạo nếp gạo tẻ
Cả gạo nếp và gạo tẻ đều mang lại cho người dùng cảm giác ngọt khi nhai vì lượng đường có sẵn trong hạt gạo. Tuy nhiên, hương vị của 2 loại gạo này vẫn có những điểm khác biệt như:
- Gạo nếp: Khi nấu thành cơm nếp có độ kết dính cao, nở ít, dẻo, dính với nhau rất chắc và không tơi xốp, khi ăn vào có cảm giác no lâu.
- Gạo tẻ: Có khả năng nở ra nhiều, khi nấu sẽ cần thêm nhiều nước và có độ dẻo kém hơn so với gạo nếp. Khi nấu chín, gạo tẻ ít kết dính, các hạt có xu hướng rời rạc, tơi xốp và dễ ăn.
- Gạo nếp: Có ứng dụng đa dạng như nấu cơm nếp, nấu xôi, ủ rượu, làm bánh,...
- Gạo tẻ: Thường được dùng để nấu cơm trong các bữa ăn hằng ngày của các gia đình. Ngoài ra, còn có thể dùng gạo tẻ để nấu cháo cho trẻ em, người già hoặc người đang bị ốm, giúp họ dễ tiêu hóa hơn.
- Gạo tẻ: Có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể như protein, tinh bột, vitamin B1, vitamin C, canxi, sắt, niacin,... Trung bình 100g gạo tẻ có chứa tới 350 Kcal, là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể.
- Gạo nếp: Gạo nếp thông thường, đặc biệt là gạo nếp cẩm có thành phần dinh dưỡng được đánh giá cao hơn so với gạo tẻ với hàm lượng chất xơ, sắt, vitamin E và chất chống oxy hóa cao, giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Trung bình 100g gạo nếp có chứa 344 Kcal.
Tùy theo mục đích sử dụng, người dùng có thể lựa chọn gạo nếp hoặc gạo tẻ cho gia đình phục vụ cho việc nấu ăn hằng ngày hoặc làm bánh, làm cỗ,... Và khi mua gạo, quý khách nên chú ý chọn loại gạo có xuất xứ rõ ràng, được cung cấp bởi các đại lý uy tín với cam kết sản phẩm an toàn, không mối mọt, không tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, không sử dụng hương liệu tạo mùi,... để hoàn toàn an tâm về chất lượng gạo.