MỚI: GẠO LỨC SẠCH GẠO SẠCH BẮC HƯƠNG
Ở nước ta có nhiều nơi gieo trồng được gạo tám như gạo tám Tiền Hải (Thái Bình), gạo tám Điện Biên,... Tuy nhiên, gạo tám Hải Hậu - gạo đặc sản Nam Định - vẫn được biết đến rộng rãi hơn cả.
|
Từ thời phong kiến, gạo tám xoan Hải Hậu đã được dùng để tiến vua. Đến nay, loại gạo này cũng được sử dụng rộng rãi trong các tiệc chiêu đãi lớn hoặc ngày lễ, tết, cưới hỏi,... Loại gạo đặc sản Nam Định này là niềm tự hào của bà con vùng quê Hải Hậu. Những yếu tố quyết định tới chất lượng gạo chính là:
Huyện Hải Hậu - Nam Định được bồi đắp bởi phù sa của sông Ninh Cơ rất màu mỡ. Đồng thời, là vùng đất cửa sông, giáp biển nên đất đai của huyện rất bằng phẳng, giàu dưỡng chất. Đồng thời, vùng đồng bằng này còn được bao bọc bởi sông Ninh Cơ, sông Sò và hàng chục sông đào như sông Cửa Khúc, sông Múc, sông Trê,... Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là việc gieo trồng giống lúa tám xoan.
Gạo tám Hải Hậu được gieo trồng ở vùng đất có khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp
Huyện Hải Hậu cũng là nơi có khí hậu gió mùa, 1 năm có 2 mùa rõ rệt. Đây là vùng ven biển với hệ thống ruộng có chất đất tốt, chỉ có diện tích nhỏ bị nhiễm mặn, rất thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng (chủ yếu là cây lúa). Nước tưới cho đất là nước phù sa 14 - 18 lần tưới/vụ lúa. Nhìn chung, diện tích đất Hải Hậu có tới trên 90% là giàu dinh dưỡng, có thể trồng cấy, cho thu hoạch những vụ mùa bội thu.
Kinh nghiệm chọn giống lúa cổ truyền và những tiến bộ trong chọn lọc giống lúa của bà con đã dần phục tráng được giống lúa tám xoan truyền thống. Bên cạnh đó, tập quán bón phân chuồng và phân xanh khi chăm sóc lúa chính là những yếu tố mang tính quyết định tới chất lượng của gạo tám xoan Hải Hậu - Nam Định.
Gạo tám Hải Hậu là loại gạo thơm tự nhiên, rất giàu dưỡng chất.
Lúa tám xoan được xem là giống lúa khó gieo trồng. Nguyên nhân bởi đặc tính không ưa sáng nên giống lúa này chỉ trổ bông, ra hạt vào một vụ trong năm (vụ chiêm xuân). Cây lúa trưởng thành cao tới 1,5m, trổ đòng vào khoảng tháng 9 âm lịch - đúng mùa mưa bão của miền Bắc. Đặc biệt, Hải Hậu là huyện miền biển nên càng dễ chịu ảnh hưởng bởi mưa bão.
Gạo đặc sản Nam Định tám xoan thơm ngon có tiếng
Nếu trổ bông vào mùa bão, bông lúa sẽ bị đổ xuống ruộng nước, dễ mất mùa. Còn nếu cây trổ đòng trước bão thì hạt lúa kịp cứng, sau đó bông lúa có thể được buộc lại, ngẩng lên. Khi đó, vụ lúa sẽ được mùa. Dù vậy, cả khi được mùa thì sản lượng lúa tám xoan cũng chỉ bằng khoảng ⅔ giống lúa khác, khoảng 1 - 1,2 tấn/ha.
Hạt gạo tám xoan thon, dài, mỏng mình, vẹo một đầu và có màu trắng xanh, không bạc bụng, chắc, đều, không bị vỡ sau quá trình xay xát, có mùi hương thơm ngát. Khi nấu chín, hạt cơm nhỏ dài, không bị nát, mùi cơm thơm lừng, màu trắng xanh và hơi bóng, vị ngọt đậm, dẻo và hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Cơm gạo tám Hải Hậu rất dẻo nên kể cả khi để nguội 5 - 6 tiếng vẫn giữ được mùi thơm và cơm không hề bị khô.
Làm thế nào để chọn loại gạo đặc sản Nam Định này khi thị trường có quá nhiều đơn vị phân phối gạo nhưng không phải nơi nào cũng cam đoan về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm? Chúng ta có thể nhận diện gạo tám xoan Hải Hậu chuẩn qua 3 mẹo sau:
- Hình thức bên ngoài: Gạo có hạt dài, màu trắng, đều, hạt nhỏ, còn nguyên phôi, ít bị vỡ dù được xay xát kỹ.
- Mùi hương: Gạo có mùi thơm tự nhiên và khi nấu cơm càng thơm hơn.
- Nếm thử: Hạt cơm dẻo, đều hạt, đậm vị và rất thơm ngon. Cơm ăn không hết, để tới bữa sau vẫn còn dẻo và thơm như khi mới nấu.
Độ mềm dẻo cùng hương thơm đặc trưng của gạo tám Hải Hậu - loại gạo đặc sản Nam Định danh tiếng - sẽ làm tăng thêm sự ngon miệng của các thành viên gia đình trong bữa cơm hằng ngày.