MỚI: GẠO LỨC SẠCH GẠO SẠCH BẮC HƯƠNG
Là nước nông nghiệp với sản lượng xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, các loại gạo đặc sản Việt Nam không chỉ được biết đến trong nước mà còn khá quen thuộc với bạn bè năm châu. Tuy vậy, không phải người Việt nào cũng biết nước ta có những loại gạo đặc sản nào. Cùng tìm câu trả lời qua thông tin dưới đây bạn nhé.
|
Nhắc đến Việt Nam thì phải nhắc tới nền văn minh lúa gạo và đó cũng là niềm tự hào của dân tộc. Là một trong những nước có sản lượng xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, thị trường gạo Việt Nam luôn rất nhộn nhịp, nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng trong và ngoài nước. Từ các loại gạo bình dân tới cao cấp, đặc biệt là các loại gạo đặc sản đều nhận được phản hồi tốt của người dân.
Việt Nam là xứ sở của nhiều loại gạo đặc sản
Đa dạng là thế, nhưng để cảm nhận được trọn vẹn nét tinh túy có bên trong hạt gạo, chúng ta cần chọn những loại gạo đặc sản của từng vùng. Với đặc trưng thổ nhưỡng riêng biệt, điều kiện khí hậu, thói quen canh tác của người dân khác nhau, mỗi vùng ở nước ta lại có những loại gạo đặc trưng riêng. Tây Bắc có gạo nếp Tú Lệ, gạo Séng Cù; đồng bằng sông Hồng có gạo tám xoan Hải Hậu, gạo nếp cái hoa vàng; đồng bằng sông Cửu Long có gạo Lài Miên, gạo Trân Châu,... Tất cả chúng đã tạo nên bức tranh đầy màu sắc cho gạo đặc sản Việt Nam.
Mỗi vùng, miền của nước ta lại có những loại gạo đặc sản riêng. Đó là:
Không phải là loại gạo quá cao cấp nhưng gạo bắc hương vẫn là loại gạo được nhiều người dân ưa chuộng nhất nhì ở nước ta. Gạo bắc hương được trồng ở nhiều tỉnh của miền bắc, nhưng Nam Định vẫn là quê hương của loại gạo ngon nổi tiếng này. Ở Nam Định, gạo bắc hương chủ yếu được trồng ở 2 huyện Giao Thủy và Hải Hậu. Gạo có thành phần dinh dưỡng rất dồi dào, có hương thơm tự nhiên, khi ăn có vị ngọt đậm, dẻo mềm. Kể cả khi để nguội, cơm gạo bắc hương vẫn mềm và thơm.
Gạo thơm Hương Lài thu hoạch từ giống lúa Hương Lài, được trồng chủ yếu ở vùng đất Long An. Đây là một trong những loại gạo đặc sản quý hiếm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hạt gạo có màu trắng trong, thon dài, mình mẩy rắn chắc và có hương thơm đặc trưng. Khi nấu lên, gạo cho cơm thơm mùi hoa lài, hạt cơm mềm, dẻo, khi ăn có vị ngọt mát và để nguội vẫn dẻo. Loại gạo này thích hợp với những người lớn tuổi hoặc người thích cơm dẻo.
Gạo thơm Hương Lài đặc sản Long An
Đây là loại gạo tám ngon đặc biệt, sản xuất từ giống lúa tiến vua thời xưa. Tiền Hải là vùng đất cửa biển, chịu tác động của thủy triều, kết hợp với phù sa của sông Trà Lý nên đất rất màu mỡ. Gạo tám thơm trồng trên đất Tiền Hải có hương thơm tự nhiên, hạt cơm dẻo, mềm và có vị cơm rất đậm. Vị đậm của cơm như bỏ vài hạt muối chứ không phải độ ngọt thông thường. Đó là do từ khi gieo trồng xuống đất, hạt giống đã được hút các dưỡng chất từ tầng đất mặn - ngọt của vùng cửa biển Tiền Hải - Thái Bình.
Giống lúa nàng Nhen thơm có nguồn gốc từ hơn 100 năm trước, được người dân Khmer trồng tại vùng Bảy Núi - An Giang. Vùng Bảy Núi có địa hình bán sơn địa, không ngậ plux, kết cấu đất pha cát, là nơi duy nhất trồng được giống lúa nàng Nhen thơm. Giống lúa này chịu hạn tốt, ít bị sâu bệnh, không cần sử dụng nhiều phân vô cơ.
Hạt gạo nàng Nhen thơm mang đặc trưng của giống Indica, hạt thon nhỏ, màu trắng đục, hơi ửng hồng, không bị bạc bụng, chắc đều, ít bị gãy và tỷ lệ tấm thấp. Khi xay xát, có thể ngửi thấy mùi thơm của gạo. Khi gạo để lâu cũng không bị mất mùi thơm hoặc bị mủn nát, ố vàng. Khi nấu chín, cơm có mùi thơm riêng biệt, vị ngọt dịu, rất được thực khách ưa chuộng.
Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng bạn đọc có thể hiểu hơn về các loại gạo đặc sản của Việt Nam và chọn được loại gạo chất lượng cho gia đình mình hoặc dùng làm quà biếu, tặng ý nghĩa.