MỚI: GẠO LỨC SẠCH GẠO SẠCH BẮC HƯƠNG
Gạo đặc sản 27 là cách gọi khác của gạo đặc sản Điện Biên vì 27 là biển số xe của tỉnh Điện Biên - một dấu hiệu giúp phân biệt với các tỉnh khác. Để biết đất Điện Biên là nơi khai sinh những loại gạo đặc sản nào, đặc điểm và cách chọn mua gạo đặc sản 27 chúng như thế nào, người dùng hãy tham khảo thông tin dưới đây.
|
Điện Biên là vùng đất có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho cây lúa sinh sôi, phát triển. Và không biết tự khi nào, lúa, gạo Điện Biên đã mang hương vị thơm ngon khác lạ so với cùng giống lúa đó nhưng được trồng ở địa phương khác. Có 2 loại gạo đặc sản ở Điện Biên mà không ai không biết, đó là:
Từ lâu, gạo tám thơm Điện Biên đã trở thành một sản phẩm được nhiều bà nội trợ yêu thích. Hạt gạo có đặc điểm là hình dáng hạt bầu nhỏ, màu trắng đục (không trắng trong như gạo tám thường), bề mặt hạt gạo căng bóng, đều tăm tắp và có hương thơm ngát tự nhiên.
Gạo tám thơm là loại gạo đặc sản 27 nổi tiếng
Cơm gạo tám thơm Điện Biên trắng, hạt cơm căng bóng. Hạt gạo đầu mùa thường nhiều nhựa nên khi nấu cơm phải cho ít nước để hạt không bị nát hoặc bở bung. Như vậy, khi ăn, thực khách mới cảm nhận được vị dẻo ngọt, đậm đà của hạt gạo cùng hương thơm dậy mùi mà không tìm thấy được ở bất kỳ loại gạo nào khác.
Gạo nếp nương Điện Biên
Cùng với gạo tám thơm, gạo nếp nương cũng là loại gạo đặc sản 27 danh tiếng mà bất kỳ ai tới Điện Biên cũng muốn nếm thử một lần. Nhờ được tưới từ suối nguồn Tây Bắc cùng khí hậu đặc trưng, lúa nếp nương Điện Biên thơm ngon vô cùng, rất hấp dẫn thực khách.
Gạo nếp nương Điện Biên có hạt mẩy, dài (khác với gạo nếp thường vốn tròn hạt và mập). Khi nấu thành xôi, thoạt tiên người dùng sẽ có cảm giác xôi không được kết dính nhiều và hạt gạo không nở to như gạo nếp thông thường. Tuy nhiên, tới khi ăn vào, chúng ta mới có thể cảm nhận trọn vị thơm ngon, dẻo, ngọt và thơm của từng hạt cơm nếp. Hạt xôi vừa đủ độ săn lại rất dẻo mềm, kể cả khi để nguội cũng không hề bị cứng.
Người dân cần chú ý chọn loại gạo phù hợp với khẩu vị của mình và gia đình. Đồng thời, cần mua gạo an toàn, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ. Một số lưu ý quan trọng gồm:
So với rau, củ, quả thì gạo không phải quá lo lắng tới vấn đề thuốc bảo vệ thực vật vì các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh thường được phun sớm trước khi lúa làm đòng nên sẽ không bị tồn dư trong hạt gạo. Tuy nhiên, người dùng cần chú ý tới vấn đề gạo bị mối, mọt hoặc côn trùng tấn công.
Cần chọn gạo kỹ, không mua gạo bị mốc hoặc có mối mọt
Để tránh mua phải gạo cũ, kém chất lượng thì khi mua gạo, người dân nên thực hiện các quy tắc gồm nhìn, sờ và ngửi. Cụ thể, hạt gạo phải còn nguyên vẹn, không bị vỡ, có mùi thơm đặc trưng, khi cắn thử thấy hạt giòn, không bị mủn ra. Nếu là gạo cũ, được xay xát từ lâu thì gạo thường mất mùi thơm, dễ bị bở bục. Đồng thời, người mua nên lấy tay đảo gạo, quan sát kỹ, không mua gạo mốc, mối mọt.
Gạo đặc sản 27 là loại gạo địa phương, chỉ trồng trong một diện tích nhỏ hẹp và thường cho năng suất thấp, hay bị sâu hại nên có sản lượng thấp. Tuy nhiên, thực tế các loại gạo trên vẫn được bán tràn lan trên thị trường, bất cứ ai có nhu cầu mua cũng mua được. Điều này là không logic. Vì vậy, khi mua gạo đặc sản Điện Biên, người dùng cần tìm hiểu rõ về đặc trưng nhận biết gạo về hình dáng, mùi hương, màu sắc,... và nắm rõ nguồn gốc của gạo (sản xuất ở thôn nào, xã nào, vụ nào,...) để đảm bảo mua đúng gạo chuẩn xuất xứ.
Làm theo đúng những lời khuyên trên đây sẽ giúp quý khách có thể mua được gạo đặc sản 27 chuẩn cho gia đình mình có được những bữa cơm ngon miệng, đầm ấm.