MỚI: GẠO LỨC SẠCH GẠO SẠCH BẮC HƯƠNG
Người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) được khuyên nên hạn chế tiêu thụ chất đường bột nói chung và gạo nói riêng để kiểm soát tình trạng tăng nồng độ glucose trong máu. Vậy loại gạo phù hợp với người tiểu đường, vừa đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể vừa không làm ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết? Thông tin giải đáp có trong bài viết dưới đây.
|
Bệnh nhân tiểu đường rất chú ý tới vấn đề dinh dưỡng vì nếu ăn quá nhiều tinh bột từ gạo trắng, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt,... thì lượng đường trong máu của họ sẽ gia tăng, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, lấy đúng lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống, sử dụng đúng loại gạo dành cho bệnh nhân tiểu đường chính là chìa khóa để kiểm soát lượng đường trong máu một cách tốt nhất, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh và ngăn ngừa được các biến chứng dài hạn.
Những thực phẩm có hàm lượng đường bột cao - không tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Theo khuyến cáo, bệnh nhân tiểu đường nên ăn ít gạo trắng, thay thế bằng các loại ngũ cốc khác. Nếu lượng đường trong máu của người bệnh tăng quá mức thì có thể ăn ít đi và sử dụng các loại gạo dành cho bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung đầy đủ protein, chất xơ và chất béo lành mạnh vào chế độ ăn.
Nếu lượng đường trong máu tăng quá mức thì người bệnh có thể cân nhắc thay thế hoặc kết hợp sử dụng gạo trắng với các loại gạo như:
Một số nghiên cứu cho thấy các loại gạo nguyên cám, trong đó có gạo lứt, có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cụ thể, lớp vỏ cám gạo lứt có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường, góp phần cải thiện sự tổng hợp hormone insulin cho người bệnh.
Một số thành phần dinh dưỡng khác có trong gạo lứt như protein, vitamin nhóm B, các phức hợp crom, carbohydrate,... cũng đóng vai trò tích cực trong việc chuyển hóa glucose, hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu ở người bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, ăn gạo lứt thường xuyên còn tăng cường bổ sung lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể, góp phần phòng ngừa bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp và rối loạn mỡ máu.
Gạo đen rất giàu chất chống oxy hóa anthocyanin, chất xơ, vitamin E nhưng lại chứa rất ít đường nên nó đem lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn so với gạo trắng. Thay thế gạo trắng bằng gạo đen có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, các enzyme và chất chống oxy hóa có trong gạo đen còn có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường.
Gạo đen tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Gạo đen thực sự không phổ biến và không thơm ngon như gạo trắng. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe thì người bệnh vẫn nên tiêu thụ loại lương thực này. Chúng ta có thể tìm các cách chế biến gạo đen khác như bánh bao gạo đen, salad gạo đen, cơm chiên gạo đen,... để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Gây là loại gạo lứt còn nguyên phôi, có xuất xứ từ Nhật và sau này đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, khi cho gạo lứt nảy mầm ở điều kiện phù hợp thì chúng sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn rất nhiều với nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như niacin, vitamin B1, B6, vitamin E,...
Gạo mầm được xem là cứu tinh của bệnh nhân tiểu đường vì nó có chứa hàm lượng GABA rất cao, giúp duy trì đường huyết của bệnh nhân ở mức ổn định. Ngoài ra, loại gạo này còn có hàm lượng glucose thấp nên ít gây tác động tới chỉ số đường huyết của bệnh nhân. Đồng thời, gạo mầm còn là nguồn canxi dồi dào, giúp cơ thể và hệ xương phát triển khỏe mạnh.
Trên đây là những loại gạo tốt cho bệnh nhân tiểu đường mà chúng ta nên lựa chọn sử dụng. Chọn đúng gạo, bảo quản đúng, ăn đúng cách sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả. Đồng thời, người bệnh cần chú ý bổ sung đầy đủ, cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng khác để đáp ứng được nhu cầu cơ thể, đảm bảo sức khỏe tốt nhất.