Kenny Phạm

    ATM GẠO       ATM GẠO       ATM GẠO

Sản phẩm khuyến mại

Vinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo Slider
 
NHÀ MÁY ĐẠT CHUẨN QUỐC TẾ
ISO 22000 : 2005

Thư viện sản xuất gạo

Vinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo Slider

 

MỚI:  GẠO LỨC SẠCH     GẠO SẠCH BẮC HƯƠNG   

Góp ý sản phẩm

Chân thành cảm ơn nếu quý khách có thể đóng góp ý kiến về sản phẩm gạo của chúng tôi !

 Tư vấn đại lý 
 

 

 

Đối tác tiêu biểu

                                                              

Đang online

Đang có 31 khách và 10 thành viên đang online

An toàn thực phẩm

iso 22000 : 2005 - gao FAS

 

NHẬN GIA CÔNG ĐÓNG BAO
GẠO BIẾU TẶNG THEO YÊU CẦU

 

Đăng nhập

Khách hàng tin dùng

Vinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo Slider
Click and Call...

Số lượng truy cập

6727337
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tháng trước
Toàn bộ
97
1512
11251
57379
57988
6727337

IP của bạn: 18.222.91.173

NHẬP TÌM SẢN PHẨM GẠO



Dự án và hoạt động tham gia của FAS VIỆT NAM

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn loại gạo nào?

Người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) được khuyên nên hạn chế tiêu thụ chất đường bột nói chung và gạo nói riêng để kiểm soát tình trạng tăng nồng độ glucose trong máu. Vậy loại gạo phù hợp với người tiểu đường, vừa đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể vừa không làm ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết? Thông tin giải đáp có trong bài viết dưới đây.

  • Tuyển tập bài viết hay nên đọc: 
  1. Bí mật của gạo đen
  2. Gạo Hoang Bắc mỹ và những lợi ích
  3. Có những loại gạo lứt nào?
  4. Các loại gạo có thể phù hợp với gia đình Bạn: gạo ngon, gạo sạch

Vấn đề tiêu thụ chất đường bột của bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường rất chú ý tới vấn đề dinh dưỡng vì nếu ăn quá nhiều tinh bột từ gạo trắng, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt,... thì lượng đường trong máu của họ sẽ gia tăng, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, lấy đúng lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống, sử dụng đúng loại gạo dành cho bệnh nhân tiểu đường chính là chìa khóa để kiểm soát lượng đường trong máu một cách tốt nhất, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh và ngăn ngừa được các biến chứng dài hạn.


Những thực phẩm có hàm lượng đường bột cao - không tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Theo khuyến cáo, bệnh nhân tiểu đường nên ăn ít gạo trắng, thay thế bằng các loại ngũ cốc khác. Nếu lượng đường trong máu của người bệnh tăng quá mức thì có thể ăn ít đi và sử dụng các loại gạo dành cho bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung đầy đủ protein, chất xơ và chất béo lành mạnh vào chế độ ăn.

Các loại gạo tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Nếu lượng đường trong máu tăng quá mức thì người bệnh có thể cân nhắc thay thế hoặc kết hợp sử dụng gạo trắng với các loại gạo như:

Gạo lứt tốt cho người tiểu đường

Một số nghiên cứu cho thấy các loại gạo nguyên cám, trong đó có gạo lứt, có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cụ thể, lớp vỏ cám gạo lứt có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường, góp phần cải thiện sự tổng hợp hormone insulin cho người bệnh.

Một số thành phần dinh dưỡng khác có trong gạo lứt như protein, vitamin nhóm B, các phức hợp crom, carbohydrate,... cũng đóng vai trò tích cực trong việc chuyển hóa glucose, hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu ở người bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, ăn gạo lứt thường xuyên còn tăng cường bổ sung lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể, góp phần phòng ngừa bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp và rối loạn mỡ máu.

Gạo đen giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm cân 

Gạo đen rất giàu chất chống oxy hóa anthocyanin, chất xơ, vitamin E nhưng lại chứa rất ít đường nên nó đem lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn so với gạo trắng. Thay thế gạo trắng bằng gạo đen có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, các enzyme và chất chống oxy hóa có trong gạo đen còn có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường.


Gạo đen tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Gạo đen thực sự không phổ biến và không thơm ngon như gạo trắng. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe thì người bệnh vẫn nên tiêu thụ loại lương thực này. Chúng ta có thể tìm các cách chế biến gạo đen khác như bánh bao gạo đen, salad gạo đen, cơm chiên gạo đen,... để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Gạo mầm giúp duy trì đường huyết ở mức cố định

Gây là loại gạo lứt còn nguyên phôi, có xuất xứ từ Nhật và sau này đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, khi cho gạo lứt nảy mầm ở điều kiện phù hợp thì chúng sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn rất nhiều với nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như niacin, vitamin B1, B6, vitamin E,...

Gạo mầm được xem là cứu tinh của bệnh nhân tiểu đường vì nó có chứa hàm lượng GABA rất cao, giúp duy trì đường huyết của bệnh nhân ở mức ổn định. Ngoài ra, loại gạo này còn có hàm lượng glucose thấp nên ít gây tác động tới chỉ số đường huyết của bệnh nhân. Đồng thời, gạo mầm còn là nguồn canxi dồi dào, giúp cơ thể và hệ xương phát triển khỏe mạnh.

Trên đây là những loại gạo tốt cho bệnh nhân tiểu đường mà chúng ta nên lựa chọn sử dụng. Chọn đúng gạo, bảo quản đúng, ăn đúng cách sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả. Đồng thời, người bệnh cần chú ý bổ sung đầy đủ, cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng khác để đáp ứng được nhu cầu cơ thể, đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Vì sao gạo có mọt? Cách diệt mọt gạo như thế nào?

Khi sử dụng gạo, chắc hẳn người dùng đã từng có lần nhìn thấy mọt gạo. Đây là loại côn trùng ký sinh trong gạo, làm giảm giá trị dinh dưỡng và hương vị tự nhiên của gạo. Để biết cách diệt mọt gạo, người dùng có thể tham khảo thông tin dưới đây.

Tuyển tập bài viết hay nên đọc: 

  1. Chọn gạo nấu cháo cho bé
  2. Gạo lứt có tốt không
  3. Bí mật của gạo đen

Vì sao gạo có mọt?

Trong các thùng, bao đựng gạo của nhiều gia đình, tình trạng xuất hiện những con bọ màu nâu đen, kích thước 3 - 4mm, đầu có vòi nhỏ,... không hiếm gặp. Đây thực tế là những con mọt gạo. Mọt gạo có khả năng sinh sản nhanh chóng với số lượng lớn. Mỗi con mọt cái có thể đẻ trung bình 300 - 500 trứng, đẻ 2 - 6 trứng/ngày. Tuổi thọ của mọt gạo lên tới 8 tháng.


Mọt gạo là hiện tượng không hiếm

Nhiều người cho rằng gạo để lâu sẽ sinh ra mọt. Tuy nhiên, quan niệm này không chính xác. Thực chất thì mọt gạo đã có từ khi chúng ta mua gạo về. Mọt đục lỗ, đẻ trứng vào lỗ hạt gạo. Ấu trùng phát triển trong hạt gạo, khi lớn chui ra. Khi để một thời gian, sâu mọt nở ra, chui ra ngoài ăn gạo, làm gạo bị ải nên người dùng mới nhìn thấy.

Đối với gạo, dù có nhiễm ấu trùng mọt nhưng chưa thành mọt thì việc gia nhiệt qua chế biến, đun nấu sẽ không gây ảnh hưởng tới chất lượng gạo. Tuy nhiên, khi gạo đã hình thành mọt thì chất lượng và hương vị gạo sẽ giảm xuống.

Cách ngăn ngừa, tiêu diệt mọt gạo

Gạo rất hay bị mọt, đặc biệt là trong điều kiện môi trường ẩm ướt. Sau đây là một số cách giúp ngăn ngừa mọt gạotiêu diệt loại mọt gạo:

Bảo quản gạo trong tủ lạnh

Gạo là loại lương thực hút ẩm cao nên chúng ta cần bảo quản gạo ở nơi khô ráo, thoáng mát. Người dùng có thể để gạo trong tủ lạnh khoảng 4 - 5 ngày trước khi cho vào thùng đựng gạo. Quá trình này giúp tiêu diệt, ngăn chặn trứng mọt sinh sôi, phát triển.


Nên bảo quản gạo, ngũ cốc trong tủ lạnh

Chúng ta cũng lưu ý là tuyệt đối không để gạo ở những nơi có độ ẩm cao hoặc có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Nắng và độ ẩm cao có thể làm giảm chất lượng, mất đi hương vị và hàm lượng dinh dưỡng có trong gạo.

Bảo quản gạo trong túi kín

Khi đi mua gạo, người dùng nên mang theo những vật dụng đựng gạo có kích thước vừa với lượng gạo định mua. Nếu mua số lượng gạo lớn, người dùng nên bảo quản gạo trong túi nilon kín, khô để tránh độ ẩm xâm nhập tạo điều kiện cho mối mọt sinh sôi, phát triển.

Chọn đúng vật dụng đựng gạo

Sau khi bảo quản gạo trong tủ lạnh vài ngày, người dùng có thể đổ gạo vào thùng đựng đã diệt khuẩn. Có nhiều loại thùng đựng gạo với thiết kế nhỏ gọn, có thể chứa từ 12 - 40kg gạo, rất tiện dụng khi lấy gạo ra sử dụng.

Ngoài ra, vì gạo có đặc tính khô, không chịu nước nên để bảo quản gạo không bị mốc hay mối mọt thì người dùng nên đựng gạo trong lọ thủy tinh có nắp kín hoặc có nắp bằng kim loại. Chúng ta cũng có thể sử dụng những hộp dự trữ thực phẩm chuyên dụng được thiết kế với vòng cao su xung quanh nắp để đảm bảo độ kín hơi khi bảo quản gạo.

Vệ sinh vật dụng đựng gạo

Thùng đựng gạo chính là nơi trú ẩn lý tưởng nhất của mối, mọt gạo. Dù người dùng đã bỏ hết các phần gạo bị nhiễm khuẩn trước đó thì trứng của chúng vẫn có thể tồn tại trong gạo. Do vậy, để phòng ngừa mối mọt, tốt nhất người dùng nên thường xuyên vệ sinh thùng đựng gạo, phơi khô trước khi cho gạo vào. Việc này giúp tránh được vi khuẩn, nấm mốc, trứng mối mọt phát triển trong gạo.

Cách loại bỏ mọt gạo

Khi phát hiện gạo có mọt, người dùng có thể đổ gạo ra một tấm nilon trải trên sàn nhà rồi rải mỏng gạo ra. Mọt gạo sẽ bò ra khỏi gạo và chúng ta có thể giết chúng dễ dàng. Với phần gạo không bị mối mọt, người dùng có thể bảo quản trong túi nilon kín. Với phần gạo không chắc có bị mối mọt không thì bạn nên đặt nó vào tủ lạnh khoảng 4 - 5 ngày để tiêu diệt hết mối mọt.

Thực hiện đúng theo những hướng dẫn trên đây sẽ giúp người dùng có thể phòng ngừa và tiêu diệt triệt để mọt gạo, đảm bảo được hương vị cũng như hàm lượng dinh dưỡng của gạo.

Gạo lứt có tốt không? Có những loại gạo lứt nào?

Gạo lứt là loại gạo tốt cho sức khỏe, cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy có những loại gạo lứt nào, giá gạo lứt có cao không? Cùng tìm câu trả lời qua thông tin dưới đây.

 

  • Tuyển tập bài viết hay nên đọc: 
  1. Cách chọn, xay gạo ngon để nấu cháo cho bé
  2. Biến động của giá gạo xuất khẩu
  3. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá gạo

Tìm hiểu về gạo lứt

Loại gạo này còn được gọi là gạo rằn, gạo lật,... với thành phần gồm nhiều dưỡng chất, có nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là loại gạo mà khi xay người ta chỉ bỏ phần vỏ trấu, giữ nguyên lớp cám. Theo phương ngữ vùng miền, có nơi gọi loại gạo này là gạo lức. Gạo lứt khác gạo trắng ở mức độ trong quá trình xay xát. Cụ thể, nếu gia tăng mức độ xay xát lên thì gạo lứt sẽ thành gạo trắng.

Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt

Dinh dưỡng của gạo lứt gồm tinh bột, chất xơ, chất đạm, các nguyên tố vi lượng (selen, canxi, magie, sắt,...) và vitamin B1, B2, B3, B6,...


Gạo lứt có nhiều loại khác nhau, có tác dụng tốt với sức khỏe

Tác dụng của gạo lứt

Gạo lứt có thành phần dinh dưỡng đa dạng, gạo lứt là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe với những lợi ích như:

- Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, thích hợp dùng cho người vừa ốm dậy;

- Tăng cường chức năng tiêu hóa, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, biếng ăn hoặc hấp thụ kém;

- Giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp;

- Ổn định đường huyết, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường;

- Cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe hơn, làm chậm quá trình lão hóa xương;

- Cải thiện chức năng gan mật, giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn.

Các loại gạo lứt

Có nhiều loại gạo lứt khác nhau. Sau đây là các cách phân loại thường thấy:

Phân loại theo chất gạo

- Gạo lứt nếp

Loại gạo này xuất phát từ các giống gạo nếp khác nhau như nếp ngỗng, nếp than, nếp hương, nếp cái hoa vàng,... Gạo nếp lứt thường dẻo, có thể dùng để nấu xôi, nấu chè hoặc làm bánh. Đây cũng là nguyên liệu được sử dụng để làm rượu nếp cái hoa vàng.

- Gạo lứt tẻ

Tương đối giống với gạo trắng nấu cơm hằng ngày, chỉ khác là gạo lứt vẫn còn lớp cám màu ngà bám bên ngoài. Gạo lứt tẻ gồm loại hạt tròn và loại hạt dài. Khi nấu cần ngâm gạo trước để rút thời gian nấu, giúp dễ tiêu hóa hơn.

Phân loại theo màu sắc

Có 3 màu gạo lứt thường gặp là trắng ngà, đỏ và đen do lớp vỏ cám bên ngoài hạt gạo quyết định. Cụ thể:

- Gạo lứt trắng

Là loại gạo được sản xuất nhiều nhất, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Người dùng có thể dễ dàng tìm mua loại gạo này ở các cửa hàng gạo hoặc các trang bán hàng trực tuyến với mức giá dao động từ 30.000 - 100.000 đồng/kg.


Gạo lứt trắng có màu ngà do được bao phủ bởi một lớp cám bên ngoài

- Gạo lứt đỏ

Thường có màu đỏ nâu, khi nấu chín dẻo. Loại gạo này có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như tinh bột, chất xơ, chất béo, vitamin A, vitamin B1,... Vì vậy, nó thích hợp với người có nhu cầu dinh dưỡng cao như người lớn tuổi, người ăn chay, bệnh nhân tiểu đường,...

Khi mua gạo lứt đỏ, người dùng cần chú ý phân biệt loại gạo này với gạo huyết rồng vì tác dụng của chúng khác nhau. Gạo lứt đỏ có chỉ số đường huyết ở mức trung bình, không làm tăng đường huyết sau ăn (còn gạo huyết rồng tăng đường huyết khá cao). Điều đó có nghĩa gạo huyết rồng không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.

Để phân biệt 2 loại gạo này, người dùng chỉ cần tách đôi hạt gạo ra kiểm tra. Gạo lứt đỏ khi tách đôi có phần ruột màu trắng, chỉ có lớp vỏ đỏ. Còn gạo huyết rồng có màu đỏ thẫm từ vỏ tới ruột. Giá gạo lứt đỏ là khoảng 40.000 - 100.000 đồng/kg.

- Gạo lứt đen

Màu gạo hơi nghiêng về màu tím than chứ không phải đen tuyền. Loại gạo này giàu chất xơ, ít đường nên rất lành mạnh. Đồng thời, nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh tim mạch và ung thư. Giá của loại gạo này khá cao, khoảng 50.000 - 100.000 đồng/kg.

Gạo lứt là nguyên liệu cho nhiều món ăn khác nhau như trà, cơm muối mè, cháo,... Khi chọn mua loại gạo này, người dùng nên tìm đến các nguồn cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng.

Bảng giá gạo lứt

Bảng giá gạo gạo lứt tại Fas Việt Nam được cập nhật sớm nhất.

 

Những vấn đề cần lưu ý khi mua gạo từ thiện?

Bạn là cá nhân, tổ chức đang muốn triển khai các chương trình phát gạo từ thiện? Bạn băn khoăn không biết nên mua gạo đúng chất lượng với mức giá phải chăng như thế nào? Cùng tìm câu trả lời cho những câu hỏi này qua thông tin được chúng tôi chia sẻ qua bài những vấn đề cần lưu ý khi mua gạo từ thiện.

Tham khảo những loại gạo thường dùng trong từ thiện: gạo bắc hươnggạo tám hải hậugạo tạp daogạo tám thơm

Gạo từ thiện là gì

Gạo từ thiện là gạo mà các tổ chức, cá nhân mong muốn mang tới những người nghèo có bữa cơm ấm cúng, đầy đủ bởi các hoạt động thiện nguyện.

Phát gạo từ thiện - việc làm nhân văn, cao cả

Xã hội ngày càng phát triển, những người thành công, có cuộc sống sung túc hơn thường mong muốn có thể đóng góp phần nào cho cộng đồng để giúp xã hội tốt đẹp hơn. Rất nhiều tấm lòng hảo tâm và tổ chức thiện nguyện đã ra đời với nhiều hoạt động từ thiện thiết thực. Và phát gạo từ thiện là việc làm nhân văn, thiết thực nhất, được nhiều nhà hảo tâm lựa chọn để mang lại cho người nghèo những bữa cơm đủ đầy.


Phát gạo từ thiện cho người có hoàn cảnh khó khăn - nghĩa cử cao đẹp

Gạo từ thiện đòi hỏi phải đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đi kèm với mức giá hợp lý. Nếu chủ quan, mua phải gạo giả, sâu mọt, kém chất lượng thì không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng mà còn ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của đơn vị làm từ thiện. Bởi vậy, các nhà hảo tâm luôn cần phải cẩn thận trong việc chọn mua gạo khi đi làm thiện nguyện.

Tiêu chí chọn mua gạo từ thiện

Khi tìm mua gạo từ thiện phục vụ mục đích thiện nguyện, để mua được loại gạo ngon, đảm bảo chất lượng với mức giá hợp lý, người dùng cần chú ý tới những điều sau:

Chọn gạo có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín

Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại gạo kém chất lượng đang được bày bán tràn lan ở các chợ và siêu thị, khiến người dùng hoang mang, lo lắng. Đây là nỗi lo chung của các bà nội trợ tay hòm chìa khóa lo toan bữa cơm gia đình và cả các mạnh thường quân mua gạo từ thiện.

Để hành trình thiện nguyện diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn như mong đợi thì khi chọn mua gạo từ thiện, các nhà hảo tâm nên mua gạo của những thương hiệu uy tín, có xuất xứ rõ ràng. Gạo mới, đến từ thương hiệu uy tín sẽ có những đặc điểm nhận biết sau:


Nên chọn loại gạo mới, ngon để phát cho người nghèo

- Màu sắc: Trắng ngà, còn lớp cán mỏng, không trắng bóng do sử dụng dầu bóng;

- Mùi hương: Thơm tự nhiên, không sốc hay nồng, không hôi, mốc. Khi nấu chín cơm vẫn thơm, không mất mùi gạo;

- Tỷ lệ: Hạt gạo đồng đều về hình dáng và màu sắc, kích thước, không bị gãy, nát.

Kiểm tra thông tin về thành phần, chỉ tiêu chất lượng

Không phải mua gạo từ thiện để dùng ngay mà phải cất giữ, vận chuyển tới tay người được hỗ trợ nên việc kiểm tra các thông tin về thời gian, điều kiện bảo quản, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, độ ẩm,... của gạo là rất cần thiết. Để an tâm hơn, người mua nên kiểm tra trực tiếp bề mặt hạt gạo từ thiện, không nên chỉ tin tưởng vào bao bì bên ngoài. Chúng ta cần tránh mua phải loại gạo đã bị ẩm mốc, ngả vàng hoặc bị gãy nát. Đồng thời, trước khi trao tặng gạo, nhà hảo tâm nên kiểm tra gạo thêm một lần nếu thời gian mua gạo và tặng gạo cách nhau quá xa.

Cân nhắc về vấn đề tài chính

Khó có loại gạo chất lượng với mức giá quá hời. Tuy nhiên, nếu người dùng tìm hiểu kỹ càng thì trên thị trường lúa gạo vẫn có những đơn vị chuyên cung cấp gạo từ thiện với mức giá ưu đãi để phục vụ cộng đồng. Có nhiều thương hiệu có chính sách trợ giá cho gạo từ thiện để phần nào san sẻ bớt áp lực của các mạnh thường quân. Đặc biệt, một số loại gạo khá ngon mà có chi phí tương đối phù hợp để làm từ thiện như: Xi dẻo, bắc hương, khang dân, BC Thái Bình,...

Sau khi đã nắm rõ giá gạo thị trường, nhà hảo tâm có thể tiến hành chuẩn bị một kế hoạch từ thiện cụ thể. Bạn nên xác định địa chỉ cung ứng gạo, số lượng cần mua, cách đóng gói và vận chuyển. Sau đó, chúng ta chỉ cần tiến hành theo kế hoạch, giảm bớt sự lúng túng trong các khâu tổ chức, giúp cho việc làm từ thiện thuận lợi và ý nghĩa hơn.

Với những chia sẻ ở trên, hy vọng quý khách đã nắm được một số điều cần biết khi mua gạo làm từ thiện để tránh sự lúng túng trong khâu chuẩn bị, giúp mang đến cho người nghèo, người kém may mắn những bữa cơm đủ đầy nhất.

Vinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo Slider

GIAO GẠO TẬN NHÀ !

 

 

 

Tin khuyến mại

 

 

Tin ngành nghề

Tin doanh nghiệp

   

" Là những cá nhân xuất sắc được tuyển chọn và đào tạo từ khi còn là sinh viên tại các trường đại học, chúng tôi rất tự hào được phục vụ trong đội ngũ chuyên viên tư vấn khách hàng của FAS Việt Nam. Đây thực sự là môi trường làm việc chuyên nghiệp, luôn đòi hỏi nỗ lực cống hiến cao đối với khách hàng, vừa đòi hỏi đáp ứng chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu cả về lý luận và thực hành được liên tục trau dồi xuyên suốt quá trình thu mua, chế biến kinh doanh gạo cao cấp tại khu vực Miền Bắc."

 

Hãy liên hệ ngay !  Chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ !

CALL US :    04 - 6673 4811 /  6680 4811